Bạn có từng thắc mắc tại sao mình bị sâu răng nhưng không đau liệu đây có phải là dấu hiệu bình thường không hay đang tiềm ẩn nguy cơ nào đó? Sâu răng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên không phải trường hợp sâu răng nào cũng đi kèm với cảm giác đau nhức. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc xoay quanh chủ đề sâu răng nhưng không đau.
Vì sao sâu răng nhưng không đau?
Sâu răng không gây đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường liên quan đến giai đoạn phát triển của sâu răng và vị trí của lỗ sâu trên răng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Sâu răng đang ở giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu của sâu răng, khi sâu chỉ mới ảnh hưởng đến men răng và chưa tiến sâu vào lớp ngà, cảm giác đau thường không xuất hiện vì lớp ngà chứa các dây thần kinh chưa bị ảnh hưởng.
Do vị trí của lỗ sâu răng
Lỗ sâu răng nằm ở những vùng không dễ chạm vào dây thần kinh hoặc ở những bề mặt răng ít phải chịu áp lực khi nhai cũng có thể không gây đau ngay cả khi chúng phát triển sâu hơn.
Do sâu răng tiến triển chậm
Sâu răng phát triển một cách chậm rãi, dần dần có thể không gây cảm giác đau ngay lập tức. Điều này khiến nhiều người không nhận thức được vấn đề cho đến khi sâu răng đã tiến triển đến mức nghiêm trọng.
Do sự phản ứng của cơ thể
Mỗi người có cơ địa và sự phản ứng với đau khác nhau. Một số người có thể không cảm thấy đau hoặc chỉ cảm thấy nhẹ nhàng dù tình trạng sâu răng đã tiến triển.
Do sự phục hồi tự nhiên của răng
Trong một số trường hợp, men răng có khả năng phục hồi từ các tác động nhỏ, làm chậm quá trình sâu răng và giảm cảm giác đau.
Sâu răng nhưng không đau có cần làm gì không?
Khi bạn có răng sâu nhưng không đau, điều này không có nghĩa là bạn không cần phải xử lý. Răng vẫn cần được chú ý và xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng:
Đặt lịch hẹn với nha sĩ càng sớm càng tốt
cả khi không đau, sâu răng vẫn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bạn có thể khám nha khoa tổng quát sẽ kiểm tra và đánh giá mức độ sâu răng của bạn.
Điều trị sâu răng
Tùy thuộc vào mức độ sâu răng, nha sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp như trám răng, điều trị tủy răng. Thông thường ở giai đoạn này răng sâu còn nhẹ nên việc điều trị khá đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém.
Chăm sóc răng miệng hàng ngày
Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. Bằng cách đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa. Và súc miệng bằng nước súc miệng có fluoride.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế thức ăn và đồ uống chứa đường và tinh bột để giảm nguy cơ phát triển thêm sâu răng.
Kiểm tra răng định kỳ
Thăm nha sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào, ngay cả khi không cảm thấy đau.
Những nguy hiểm khi răng sâu nhưng không đau
Sâu răng không đau có thể khiến nhiều người chủ quan. Và không tìm kiếm sự can thiệp y tế kịp thời. Dẫn đến các tác hại lớn và tiềm ẩn:
Sâu răng tiến triển sâu hơn vào tủy
Khi sâu răng không được điều trị, lỗ sâu có thể tiếp tục phát triển sâu vào bên trong răng, đến tủy răng. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm tủy, đau nhức nghiêm trọng và yêu cầu điều trị tủy răng phức tạp hơn.
Nhiễm trùng và áp xe răng
Vi khuẩn từ lỗ sâu có thể xâm nhập sâu vào tủy răng và gây nhiễm trùng. Từ đó lan rộng đến các mô xung quanh răng, tạo thành áp xe. Áp xe răng không chỉ gây đau nhức mà còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị.
Khó khăn trong ăn uống
Dù không đau, nhưng sâu răng sâu có thể làm giảm khả năng ăn nhai và gây khó chịu khi ăn uống. Đặc biệt là với thực phẩm cứng hoặc quá lạnh, nóng.
Kết bài
Sâu răng nhưng không đau tưởng đơn giản mà lại khá nguy hiểm. Vì người bệnh thường chủ quan, dẫn đến các biến chứng nặng hơn. Điều quan trọng nhất lúc này là đảm bảo các biện pháp chăm sóc răng miệng. Để sâu răng không tiến triển nặng hơn và thăm khám tại nha khoa để điều trị sớm.
Xem thêm: Nha Khoa Park Way