Vay vốn tiêu dùng là nhu cầu thiết yếu và không ít người đã nghe đến lãi suất phẳng khi đi vay vốn. Vậy lãi suất phẳng là gì? Cách tính thế nào? Hãy cùng tìm hiểu

Với những khoản vay vốn, lãi suất luôn là vấn đề được đề cập đến và được người vay quan tâm nhất. Chắc hẳn không ít người đã nghe đến lãi suất phẳng.

Vậy thực chất lãi suất phẳng là gì? Cách tính lãi suất phẳng như thế nào? Cùng TheBank tìm hiểu hình thức lãi suất phẳng để giúp bạn biết được mức lãi suất mình phải chi trả cho gói vay của chính mình.

Lãi suất phẳng là gì?
Lãi suất phẳng hay được gọi là lãi suất trên dư nợ gốc (lãi suất cố định), đây là hình thức tính lãi trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này thường được áp dụng cho các sản phẩm vay tín chấp, vay không cần tài sản đảm bảo…

Ví dụ:

Khi bạn vay 100.000.000 VND, trong thời hạn 1 năm (12 tháng). Thì trong suốt 12 tháng, mức lãi suất bạn phải trả tính trên số tiền nợ gốc 100.000.000đ.
Cách tính lãi suất phẳng2

Như đã biết, lãi suất phẳng là lãi suất trên dư nợ gốc (lãi suất cố định), vì vậy để tính lãi suất phẳng bạn có thể áp dụng công thức tính lãi suất theo dư nợ gốc như sau:
Lãi suất tháng hàng tháng = Số tiền vay *lãi suất/12(tháng)

Cách tính lãi suất phẳng
Ngoài ra, bạn cũng có thể tính lãi suất phẳng theo công thức chuyển đổi từ lãi suất tính trên dư nợ giảm dần, sang lãi suất cố định. Công thức chuyển đổi như sau:

– Lãi suất cố định = I x (n + 1)/(2 x n), Trong đó: I là dư nợ giảm dần, n là số tháng vay.

– Lãi suất dư nợ giảm dần = 2 x n x r/(n+1), Trong đó, n: Số tháng vay. r: Lãi suất phẳng.

Với cách tính lãi suất phẳng trên, mức lãi suất bạn phải trả sẽ luôn cố định và được duy trì trong suốt thời gian vay. Do đó, bạn không cần phải tính toán lại số tiền mà mình cần chi trả qua từng tháng.
Phân biệt lãi suất phẳng và lãi suất dư nợ giảm dần3

Trong vay vốn, hai khái niệm lãi suất phẳng và lãi suất giảm dần được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hình dung và phân biệt rõ ràng hai khái niệm này. Thực chất hai mức lãi suất này hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn nên phân biệt và hiểu rõ 2 mức lãi suất này.

Phân biệt lãi suất phẳng
Được hiểu đơn giản, với thông tin đã biết ở trên thì lãi suất phẳng là lãi suất theo dư nợ gốc hay lãi suất cố định. Mức lãi suất được tính trên lãi suất cố định theo số tiền gốc, vì vậy số tiền lãi bạn phải trả sẽ cố định theo một mức và không thay đổi trong suốt kỳ vay.

Còn lãi suất theo dư nợ giảm dần hay được gọi là lãi suất thực. Mức lãi suất được tính trên mức lãi suất cố định và theo số tiền hiện thực bạn còn nợ tại đơn vị vay. Do đó, số tiền lãi bạn phải trả sẽ có sự thay đổi giảm dần theo dư nợ từng tháng và không cố định.

Ví dụ: Khi bạn vay 100.000.000 VND, trong thời hạn 1 năm (12 tháng).

Nếu tính theo lãi suất phẳng thì mỗi tháng bạn sẽ trả lãi theo số tiền nợ là 100.000.000 VND.

Nếu tính theo lãi suất dư nợ giảm dần thì:

– Tháng đầu tiên, lãi suất được tính là 100.000.000đ. Và bạn trả bớt nợ gốc được 5.000.000đ.
– Tháng thứ hai, lãi suất chỉ tính trên 95.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc thêm 5.000.000đ.
– Tháng thứ 3, lãi sẽ chỉ tính trên 90.000.000đ…

Và các tháng tiếp theo nếu bạn trả bớt được nợ gốc bao nhiêu thì lãi suất sẽ chỉ tính theo số tiền bạn nợ còn lại.
Có nên vay vốn theo lãi suất phẳng?4

Vay vốn lãi suất phẳng là tính lãi cố định. Thông thường mức lãi suất phẳng sẽ thấp hơn so với mức lãi suất dư nợ giảm dần. Cho nên tùy vào trường hợp để bạn quyết định có vay vốn theo mức lãi suất phẳng hay không. Theo đó:

Đối với trường hợp bạn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì bạn NÊN chọn gói vay áp dụng lãi suất phẳng.
Nếu bạn có nhu cầu vay dài hạn thì bạn KHÔNG NÊN chọn hình thức tính lãi suất phẳng. Mặc dù lãi suất phẳng có mức lãi suất thấp hơn lãi suất theo dư nợ giảm dần, nhưng tỷ lệ lãi trên vốn của gói vay theo thời gian sẽ có mức lãi tổng cộng cao hơn mức lãi suất theo dư nợ giảm dần.

Ví dụ: Ngân hàng A áp dụng lãi suất là 13%/năm trên dư nợ gốc. Bạn vay 30 triệu trong 18 tháng, tính ra mỗi tháng bạn phải trả gốc là 1.666.667 VND và lãi là 325.000 VND. Tổng lãi bạn phải trả trong 12 tháng là 5.850.000 VND.

Trong khi đó, bạn vay 30 triệu trong 18 tháng tại ngân hàng B với lãi suất 18%/tháng tính trên dư nợ thực tế giảm dần. Với cách xác định số tiền gốc trả nợ và lãi trả cố định hàng tháng thì tổng lãi của bạn khoảng 4.097.447 VND.

Như vậy, bạn có thể thấy lãi suất của hai ngân hàng có sự chênh lệch đáng kể.

Và lãi suất theo dư nợ ban đầu thấp hơn lãi suất theo dư nợ thực tế. Tuy nhiên tổng lãi phải trả của dư nợ ban đầu lại lớn hơn đáng kể so với trả lãi theo dự nợ thực tế.

Trên đây là những thông tin về lãi suất phẳng và cách tính lãi suất phẳng, qua đó chắc hẳn bạn đọc cũng phân biệt được giữa lãi suất phẳng, lãi suất theo dư nợ giảm dần và lãi suất thả nổi. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm : https://shbfinance.com.vn/