Nhiêt miệng hay còn gọi là lỡ miệng là loại bệnh tự miễn chưa xác định được nguyên nhân chính xác, biểu hiện bằng những vết loét và viêm đỏ trong miệng. Nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu nghiêm trọng, nhiều trường hợp đau nhức kéo dài nhiều tuần khiến người bệnh mệt mỏi. Vậy những cách trị nhiệt miệng hiệu quả nhất bạn đã biết hay chưa? cùng xem bài viết sau đây.
Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả? dưới đây sẽ tổng hợp những cách trị nhiệt miệng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và những phương pháp y khoa hiện đại.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Vi khuẩn: Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng.
Vi rút: Các loại vi rút như herpes simplex cũng có thể gây ra loét miệng.
Nấm: Nhiễm nấm Candida cũng là một nguyên nhân phổ biến.
Thiếu vitamin: Thiếu vitamin B12, sắt, kẽm có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Các yếu tố khác: Ăn uống không điều độ, vệ sinh răng miệng kém, sử dụng các loại thuốc nhất định cũng có thể gây nhiệt miệng.
Các cách trị nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt miệng xuất hiện bằng những vết loét tròn hoặc bầu dục, có bờ đều, bên trong màu trắng đục, xung quanh viêm đỏ. Cơn đau sẽ xuất hiện sau vết loét nhiệt miệng từ 1 – 2 ngày cùng với tình trạng viêm nặng hơn xung quanh vết loét. Nhiệt miệng thường lành sau 7 – 10 ngày, vết loét dần biến mất và không để lại sẹo trừ trường hợp nhiệt miệng dạng áp tơ khổng lồ.
1.1. Súc miệng nước muối sinh lý để chữa nhiệt miệng
Đây là cách vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả nên áp dụng ngay khi vết loét xuất hiện cho đến khi triệu chứng đau biến mất. Nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch tốt, giúp giảm viêm hiệu quả. Ban đầu khi súc miệng nước muối, bạn có thể cảm thấy hơi đau rát nhưng không kéo dài, thay vào đó vết loét sẽ nhanh lành hơn.
Có thể dùng nước muối súc miệng được bán sẵn tại các hiệu thuốc tây, nên làm ấm lại mỗi khi súc miệng. Ngoài ra có thể tự pha chế theo công thức sau:
Dùng 5g muối sạch hòa tan trong 230ml nước ấm
Dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 – 30 giây để điều trị nhiệt miệng.
1.2. Dùng mật ong để chữa nhiệt miệng tại nhà
Thay vì dùng nước muối sạch, nhiều người ưa dùng mật ong để chữa nhiệt miệng nhanh tại nhà hơn, đặc biệt với trẻ nhỏ vì vị ngọt dễ chịu. Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, đặc biệt phù hợp trong điều trị nhiệt miệng.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, dùng mật ong giúp giảm tình trạng đau và sưng đỏ do nhiệt miệng đáng kể. Sử dụng mật ong sớm còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do nhiệt miệng.
Để điều trị theo cách này, bạn dùng mật ong nguyên chất thoa lên vết nhiệt miệng mỗi ngày 3 – 4 lần. Duy trì thực hiện cho đến khi triệu chứng đau và viêm sưng dần giảm.
1.3. Dùng dầu dừa chữa nhiệt miệng
Giống như mật ong, dầu dừa cũng có tính kháng khuẩn rất tốt do chứa acid lauric tự nhiên. Với những vết loét nhiệt miệng, nên dùng dầu dừa sớm để giảm sưng, giảm đau, giảm thời gian vết loét miệng lành lại.
Để điều trị, bạn dùng lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ, bôi và che phủ lên vết nhiệt miệng mỗi ngày vài lần. Lưu ý nên hạn chế tiết và nuốt nước bọt sau khi bôi để dầu dừa có thời gian bao phủ, tác dụng lên vị trí bị loét trong miệng.
1.4. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc vẫn được yêu thích bởi mùi thơm dễ chịu và vị ngon tự nhiên, ngoài ra trà này còn là phương thuốc tự nhiên được yêu thích tại nhiều quốc gia. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu về loại trà cúc La Mã cho thấy nó có tác dụng giảm đau, chữa lành vết thương rất tốt. Ngoài tra, trong loại trà này còn chứa hai chất Levomenol và azulene có khả năng sát trùng, chống viêm hiệu quả.
Để chữa nhiệt miệng, bạn dùng túi trà hoa cúc đắp lên vùng vết thương trong vài phút. Nếu cách này gây bất tiện, bạn có thể pha trà hoa cúc và để ấm, dùng súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi.
1.5. Trị nhiệt miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng
Có thể dùng nước súc miệng nha khoa nhằm kiểm soát, giảm tình trạng viêm nhiễm trùng trong miệng, trong đó có những vết nhiệt miệng. Dùng nước súc miệng này sẽ giúp thúc đẩy nhanh lành vết thương, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.
Sử dụng bằng cách pha loãng nước súc miệng này với nước ấm theo hướng dẫn, dùng để súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi kiểm soát được tình trạng bệnh. Lưu ý không dùng kéo dài vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho răng miệng cũng như sức khỏe của người dùng.
Trên đây là những mẹo chữa nhiệt miệng vô cùng đơn giản, đã được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả cao. Hãy áp dụng sớm ngay từ khi những vết loét miệng xuất hiện để rút ngắn thời gian vết thương tự lành, giảm sưng đau và khó chịu.
Xem thêm: Nha khoa tổng quát
Hướng dẫn phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả?
Nhiệt miệng đa phần là lành tính, không lây lan và gây viêm sưng nghiêm trọng kéo dài trong miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần, người bệnh không tránh khỏi đau đớn và phiền toái. Kiểm soát tốt những yếu tố dẫn đến nhiệt miệng sau đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này xuất hiện nhiều lần.
Giảm tổn thương trong miệng bằng cách: lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, ăn chậm nhai kỹ với thức ăn không quá cứng, giảm nguy cơ cắn vào bên trong miệng.
Bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là Vitamin B, sắt và kẽm.
Hạn chế các thực phẩm gây nóng trong cơ thể như: rượu, bia, các loại quả nóng, đồ ăn cay nóng,…
Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tránh thức khuya ngủ muộn.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng việc đánh răng và dùng nước súc miệng.
Hầu hết tình trạng nhiệt miệng sẽ tự khỏi mà không để lại biến chứng gì, các mẹo chữa đơn giản trên sẽ rút ngắn thời gian tự lành này. Tuy nhiên, cần chú ý các trường hợp bất thường sau sẽ phải đi thăm khám và điều trị bệnh: Vết loét ngày càng lớn, lan rộng hoặc xuất hiện cùng nhiều vết loét khác trong miệng, đau buốt nghiêm trọng, đi kèm sốt, phát ban, đau đầu, tiêu chảy,…
Kết luận
Nhiệt miệng là một tình trạng thường gặp và có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, để có kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp các biện pháp tự nhiên và y khoa, đồng thời chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Xem thêm: Nha Khoa Park Way