Với sự kết hợp của thiết kế trẻ trung, động cơ mạnh mẽ và chi phí hợp lý, Mercedes C-Class cũ là chiếc xe xếp hạng vào top những mẫu xe Sedan được giới doanh nhân Việt Nam yêu thích hiện nay. Tuy nhiên, dù xuất xứ xe Đức nhưng có rất nhiều ý kiến tranh cãi về độ bền của C-Class tại Việt Nam, một phần do nghi ngại chất lượng xe lắp ráp, một phần cho rằng do khí hậu nước ta khắc nghiệt. Vậy thực hư vấn đề thế nào? Có nên mua C-Class cũ không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

Giá xe Mercedes C Class 2021 tháng 6/2021 mới nhất

Ưu điểm Mercedes C-Class

Trải nghiệm đẳng cấp khác biệt
Xe Đức nói chung và xe Mercedes-Benz nói riêng từ rất lâu là đã trở thành biểu tượng của chất lượng và sự sang trọng. Dù những mẫu xe phổ thông tiệm cận hạng sang như Toyota Camry, Honda Accord và mới nhất có VinFast Lux A2.0 có đem đến trải nghiệm tốt cỡ nào thì vẫn không thể sánh được với đẳng cấp xe hạng sang của Mercedes.

Đây chính là lý do vì sao doanh số xe Mercedes ngày càng tăng vọt tại Việt Nam. Khi đời sống vật chất cao hơn, chiếc ô tô giờ đây không chỉ đơn giản là một phương tiện, mà còn là nơi người ta muốn có được trải nghiệm tốt nhất về cả tiện nghi lẫn vận hành, là nơi người ta có thể thể hiện cá tính và vị thế riêng của mình.

Dù chỉ là mẫu sedan hạng sang cỡ nhỏ nhưng Mercedes C-Class thừa hưởng gần như trọn vẹn chất xe “Mẹc”, chất xe Đức. Động cơ mạnh mẽ, vô lăng cảm xúc, trang bị cao cấp, an toàn hàng đầu, thiết kế sang trọng… Mercedes C-Class cũ là lựa chọn xứng đáng để “rước về” với những ai đề cao trải nghiệm.

Mercedes C-Class Estate đánh giá

Độ tin cậy cao, chất lượng đã được khẳng định
Mua ô tô cũ, vấn đề quan ngại nhiều nhất chính là chất lượng hay độ bền xe. Nói về chất lượng xe Mercedes C-Class có khá nhiều tranh cãi. Không ít người chê “thường xuyên hỏng vặt”, “nuôi xe như nuôi nghiện”… Thực tế thế nào?

Theo các chuyên gia, người chuyên kinh doanh xe sang cũ và nhiều người dùng Mercedes C Class, sở dĩ có nhiều ý kiến “chê bai” chất lượng xe Mercedes chủ yếu là vì 2 nguyên nhân: mua nhầm xe không rõ nguồn gốc (xe nhập lướt được “mông má”) hoặc mua phải xe chủ cũ không chăm sóc – bảo dưỡng đúng cách. Trường hợp thứ 2 phổ biến hơn. Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho rất nhiều lời “kêu ca” về chất lượng xe Mercedes nói riêng hay xe sang Đức nói chung.

Xe Đức hay xe Mercedes-Benz được cả thế giới xem như “tượng đài của chất lượng”, sử dụng vật liệu cao cấp, khung gầm cứng cáp vững chãi, thiết kế thông minh chú trọng cao về tính khí động học, động cơ mạnh mẽ và bền bỉ cao, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa vận hành và nhất là tính an toàn…

Hiển nhiên để duy trì hoạt động trơn tru cho cả một cỗ xe chất lượng ấy sẽ cần chế độ bảo dưỡng đặc biệt hơn. Chế độ bảo dưỡng xe sang không chỉ ở Mercedes mà ở các hãng khác như Audi, BMW… đều khác so với dòng xe phổ thông châu Á nói chung.

Một trong những lý do phổ biến nhất của tình trạng xe Mercedes dễ hỏng vặt ở Việt Nam chính là người dùng bảo dưỡng sai cách. Rất nhiều trường hợp chủ xe vì “ngại tiền” mà không bảo dưỡng & thay thế phụ tùng đúng hạn, hoặc thay dầu, thay phụ tùng giá rẻ không rõ nguồn gốc bên ngoài. Điều này vô tình “tự hại xếcưng” của mình. Một số trường hợp khác là không nắm rõ chế độ bảo dưỡng xe tiêu chuẩn, chỉ dựa vào chế độ bảo dưỡng của xe phổ thông.

Thực tế với những người dùng đúng cách, đa phần đều có chung ý kiến đánh giá C-Class là xe “lành tính” nhất trong các mẫu xe sang “giá mềm”. Chỉ cần chịu khó bảo dưỡng chính hãng, thay thế phụ tùng linh kiện định kỳ… là hầu như xe hiếm khi xảy ra trục trặc nào.

ĐÁNH GIÁ XE] Mercedes-Benz C-Class 2019 - Không chỉ là một bản facelift!

Giá “mềm”, cơ hội tiếp cận dễ dàng
Được lắp ráp trong nước nên Mercedes C-Class có lợi thế lớn về giá bán. Dòng xe này có giá thấp hơn các đối thủ nhập khẩu khá nhiều. Thậm chí giá xe Mercedes C-Class không chênh lệch với Toyota Camry hay Honda Accord là mấy. Ở thị trường xe cũ cũng thế.

Giá xe Mercedes C-Class cũ đời 2010 – 2011 ngang giá với Toyota Camry cùng đời chỉ tầm 500 – 600 triệu đồng. Giá xe Mercedes C-Class cũ đời 2016 – 2017 (tầm 1 tỷ đồng) chỉ hơn giá xe Toyota Camry (tầm 900 triệu đồng) cùng đời tầm 100 triệu đồng. Mức giá này thực sự rất hấp dẫn với một chiếc xe hạng sang mang thương hiệu danh tiếng của Đức.

Ít lỗ hơn mua xe mới
Xe sang Đức rớt giá nhanh hơn xe Nhật. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sử dụng xe cao. Tuy nhiên điều này cũng vô tình mở ra cơ hội lớn với những ai đang muốn lần đầu sở hữu xe sang. Nếu không để ý việc dùng xe cũ thì mua xe Mercedes C-Class cũ được đánh giá là một bài toàn kinh tế hay so với mua xe mới. Rớt giá nhanh tạo nên khoảng cách chênh lệch lớn giữa giá xe Mercedes C-Class mới và cũ. Do đó mua xe C-Class cũ vừa tiết kiệm hơn, vừa bị lỗ ít hơn.

Người mua có thể tìm những chiếc Mercedes C-Class chạy lướt đời 2019, thậm chí 2018 còn trong thời gian bảo hành. Sau khi mua có thể mua thêm gói bảo hành kéo dài chính hãng. Như vậy vấn đề hư hỏng sẽ không phải lo nhiều.

Bảng giá xe Mercedes C180, C200 Exclusive, C300 AMG 2020 lăn bánh

Nhược điểm Mercedes C-Class cũ

Chi phí sử dụng cao
Nhược điểm lớn nhất của Mercedes C-Class cũ là chi phí sử dụng cao. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều người “ái ngại” trước những chiếc xe sang hấp dẫn này. Nhưng chỉ cao khi so với xe phổ thông, còn nếu so với xe sang thì chi phí vận hành C-Class ở mức “bình dân” nhất.

Sử dụng động cơ hiệu suất cao nên mức tiêu hao nhiên liệu của Mercedes C-Class cũ thường cao hơn so với xe phổ thông. Chế độ bảo dưỡng của Mercedes C-Class cũng chặt chẽ hơn, chi phí bảo dưỡng – thay thế phụ tùng, phụ kiện cũng khá đắt đỏ so với ô tô phổ thông.

Mercedes C-Class dù giữ giá không tốt bằng những xe phổ thông hạng D của Nhật như Toyota Camry cũ hay Honda Accord cũ, nhưng đây vô tình lại là cơ hội giúp người mua dễ dàng tiếp cận hơn.

Nếu chú trọng nhiều đến chi phí vận hành như tiền xăng dầu, bảo dưỡng thì Toyota Camry cũ hay Honda Accord cũ sẽ phù hợp. Nhưng nếu quan tâm đến những trải nghiệm cao cấp hơn như từ cảm giác lái đến cảm giác làm chủ một mẫu xe sang Đức thì Mercedes C-Class cũ sẽ là lựa chọn xứng đáng.